Tổng kết năm học và khen thưởng trong các nhà trường, đến lúc phải thay đổi từ chính những người trong cuộc
         (Chia sẻ cùng đồng nghiệp)
        Được dự lễ tổng kết năm học của cơ sở giáo dục, rồi được xem đến chứng từ chi cho khen thưởng học sinh và suy nghĩ, phân tích các giá trị, kết quả giáo dục mang lại, mới thấy đang hiện hữu tư duy hình thức góp phần làm cho căn bệnh thành tích trong giáo dục thêm nặng (trong cả hệ thống nhà trường các cấp học)!
        Thực tế cho thấy, Lễ tổng kết năm học, thông tin và số liệu quan trọng nhất được chuyển tải đến học sinh là các quyết định khen thưởng và trao thưởng với số lượng hs giảm dần từ cấp học thấp đến cấp học cao (chủ yếu là các cuốn vở viết, 3; 5; 7 hay 10 cuốn,…). Nội dung này chiếm chủ yếu thời gian trong toàn bộ buổi lễ.
         Ý nghĩa giáo dục mang lại từ khen thưởng như trên: Với những người thích và quen với cách làm này có thể viết thành cả một đề tài vài chục trang về ý nghĩa giáo dục cũng có và hoàn toàn là những thứ chính họ muốn. Nhưng đi hỏi những cô cậu học trò và cha, mẹ các em không được khen, thưởng, kể cả học sinh được thưởng mong muốn điều gì và nói về ý nghĩa, sự tự hào, vinh dự,…lại cho thấy ý nghĩa giáo dục mang lại không bao nhiêu, có người nói nếu biết ủng hộ, đóng tiền để khen thưởng tôi sẽ không đóng, học sinh nào học tập tốt nhà trường cứ khen ngợi, biểu dương kịp thời là tốt. Cha mẹ sẽ có cách để thưởng, động viên cho con, có nhiều bậc cha mẹ còn xem phản ánh thực tế giữa thành tích đo bằng kết quả điểm số ở trường với hành vi con trẻ thể hiện ngoài nhà trường, ở nhà nữa (được học sinh giỏi ở trường nhưng hành vi, thái độ, ý thức cư xử xh và cộng đồng thể hiện ra ở phía ngoài nhà trường và ở nhà không tương xứng cũng có) và tùy vào điều kiện từng gia đình. Thực tế nguồn tài chính để mua các phần thưởng trên chủ yếu các nhà trường huy động từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh vào đầu mỗi năm học, mỗi trường từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu, trăm triệu đồng, tùy quy mô trường, ở vùng sâu vùng xa khó khăn hầu như chi trong ngân sách (chưa bàn đến tính hợp pháp, hợp lý của nguồn thu này).
          Như vậy, ý nghĩa giáo dục học sinh sâu đậm của lễ tổng kết năm học mang lại cũng không bao nhiêu, chủ yếu để hoàn thành một nhiệm vụ theo kế hoạch. Nhưng thực ra chưa hết tinh thần trách nhiệm và đạt mục đích giáo dục, cách làm đang hình thức, rập khuôn, máy móc, lãng phí, tạo ra bệnh thành tích. Đã đến lúc cần phải đổi mới nội dung này.
         Thứ nhất, về khen thưởng:

         - Các hình thức khen thưởng, biểu dương học sinh kịp thời rất có tác dụng giáo dục đối với học sinh trong suốt năm học (trước lớp, trước trường, ghi sổ vàng   danh dự, cấp giấy khen,…). Đây là hình thức khen chính, chủ yếu để tác động đến quá trình học tập, rèn luyện các em.
         - Khen thưởng cuối năm học tập trung vào những học sinh vượt khó để đạt thành tích “xuất sắc” trong học tập và rèn luyện để vừa mang tính tôn vinh và tạo sự lan tỏa về tinh thần vượt khó vươn lên. Vì vậy phải mang tính tiêu biểu và đúng quy định (không chạy theo số lượng). Các danh hiệu (HSTT, HSG) không bắt buộc nhà trường phải thưởng bằng hiện vật; giấy khen, bản thân nó đã thể hiện Giá trị và ý nghĩa về danh dự, vinh dự của phần thưởng các em được công nhận.
         Thứ hai, về Lễ tổng kết năm học. Những vấn đề chính (đang thiếu):
         - Công nhận kết quả giáo dục toàn diện của học sinh (theo khối lớp) để khẳng định về pháp lý các em đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện ở một khối lớp và đủ điều kiện được lên học khối lớp trên kế tiếp vào năm học mới. Những học sinh không đủ, chưa đủ điều kiện phải ở lại lớp hoặc phải thi lại, phải rèn luyện hạnh kiểm thêm trong hè để được xét lên lớp vào cuối kỳ nghỉ hè.
         - Tiến hành lễ nghi chuyển giao lên lớp cho học sinh (rất ý nghĩa, thiêng liêng, xúc động, hình thành nên thái độ, tình cảm đẹp trong lòng mỗi học sinh vì thấy mình thêm trưởng thành,…).
          Với cấp học Tiểu học:
          + Anh chị Khối 2 – chuyển giao cho các em Khối 1.
          + Anh chị Khối 3- chuyển giao cho các em Khối 2.
          + Anh chị Khối 4 – chuyển giao cho các em Khối 3.
          + Anh chị Khối 5 – chuyển giao cho các em Khối 4.
          Với cấp học THCS:
          + Anh chị Khối 7 – chuyển giao cho các em Khối 6.
          + Anh chị Khối 8 – chuyển giao cho các em Khối 7.
          + Anh chị Khối 9 – chuyển giao cho các em Khối 8.
          Với cấp học THPT:
          + Anh chị Khối 11 – chuyển giao cho các em Khối 10.
          + Anh chị Khối 12 – chuyển giao cho các em Khối 11.
          (Cách tiến hành rất phong phú, đa dạng: VD, làm 2 khối một: Các Lớp trưởng, đại diện cho mỗi lớp trong 02 khối liền kề lên sân khấu, từng Lớp trưởng lớp trên trao (bảng tên lớp và cờ thi đua) cho Lớp trưởng lớp dưới, thế hệ tiếp nối sau mình, dưới sự chứng kiến của thầy, cô Hiệu trưởng, khi đó toàn bộ hs của khối được trao lên lớp phía sân trường sẽ đứng lên).
          - Tiến hành lẽ nghi ra trường cho các học sinh cuối cấp (có phần tri ân thầy cô, cha mẹ của học sinh- lâu nay đã làm).
Làm như thế sẽ mang lại nhiều niềm vui cho tất cả học sinh, các em cảm nhận mình đang trưởng thành lên qua từng năm học và khắc sâu vào tâm trí về lễ tổng kết năm học. Thể hiện được mục đích, ý nghĩa của giáo dục (thực tế khi bước vào năm học mới các trường chỉ làm lễ đón học sinh đầu cấp).

22/02/2022
Phạm Hữu Khương
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 14
  • Hôm nay: 3700
  • Trong tuần: 23675
  • Tất cả: 7814541